Bitum là gì? biện pháp thi công chống thấm bằng màng Bitum

Bitum là một chất được dùng rất phổ biến trong công nghệ chống thấm. Nó có mặt ở nhiều các sản phẩm chống thấm trên thị trường hiện nay. Nhiều người tưởng Bitum chính là nhựa đường, nhưng thực tế không phải như vậy. Nhựa đường chỉ là một nhánh của Bitum.
Theo tiêu chuẩn Anh: Bitum là hợp chất dạng lỏng nhớt hoặc rắn, chứa các Hydoro cacbon và dẫn xuất của chúng, có thể hòa tan trong Tricolro-etylen, ổn định, hâu như không bay hơi và mềm ra khi bị nung nóng. Bitum có màu nâu hoặc đen, có các đặc tính kết dính và không thấm nước. Bitum được thu từ quá trình lọc dầu và được tìm thấy trong thiên nhiên ở dạng kết hợp các khoáng chất.
Việc phân loại bitum rất phức tạp do có nhiều nguồn gốc hình thành. Nhựa đường và hắc ín là một trong các biến thế của Bitum. Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ mà không có hiện tượng phá vỡ cấu trúc hay biến đổi bởi nhiệt còn hắc ín là chất lỏng thu được khi chưng cất phân thủy hay cacbon hóa những vật liệu hữu cơ thiên nhiên như than hay gỗ trong điều kiện khí hiếm. Do tính chất chống thấm sẵn có của Bitum nên hầu hết các sản phẩm chống thấm đều sử dụng nó trong thành phần của mình. Các nhà sản xuất chỉ gia cố thêm các lớp sợi, lưới …để tăng cường tính dẻo, dai, đàn hồi, chịu nhiệt độ va đập cơ học cho màng chống thấm gốc Bitum mà thôi. Giấy dầu chính là hình
Màng bitum có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là các tấm trải nên màng bitum thường được sử dụng để chống thấm cho các khu có bề mặt lớn, chịu được nhiệt độ, ma sát lớn, khả năng chống mài mòn và chịu được va đập như: Chống thấm sân thượng, sàn mái bằng, tầng hầm, móng nhà…

conmik
copernitThi công chốnbitumodeg thấm bằng màng Bitum
A. Chuẩn bị bề mặt
– Bề mặt phải đặc chắc, sạch sẽ, khô và không dính các tạp chất khác.
– Tạo phẳng bề mặt, trám trít các khe hở, lỗ bằng máy hoặc bằng tay
1. Thi công bằng khò nóng
– Trải tấm màng Bitum xuống bề mặt và thi công theo yêu cầu cần có , hướng dẫn của nàh sản xuất, có thể dán nhiều lớp
– Khi thi công cân phải đảm bảo đúng mặt đã được đánh dấu.
– Khò lớp màng, hơ nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã được khò nóng vào khu vực này, cần thao tác nhanh và đều để lớp màng bitum chày ra và bám dính thật tốt trên bề mặt thi công ( chú ý khâu khò là quan trọng nhất)
– Khắc phục các hiện tượng nổi bong bóng bằng cách đâm thủng màng bằng dao nhọn, mặc dù lỗ thủng này sẽ tự hàn kín nhưng khi thi công cần tránh tối đa hiện tượng nổi bong bóng nêu trên
– Thi công cho mặt ngang trước sau đó thi công cho mặt đứng. phải chồng mép theo đúng yêu cầu của vật liệu ( biên độ chồng mí 50cm)
– Bảo quản vật liệu: Để vật liệu thẳng đứng, tránh dập, để trong khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc mưa, nắng
2. Thi công dạng quét
– Sử dụng Sikaproof membrane
Quét sản phẩm làm 3 lớp
Lớp 1: 0.3 kg/m2 Sikaproof membrane + 50 % nước ( 0.15kg nước) trộn với nhau, quét lên bề mặt thi công
Lớp 2: sử dụng 0.6kg/m2 Sikaproof membrane quét lên bề mặt thi công
Lớp 3: tương tự như lớp thứ 2
Chú ý: quét các lớp vuông góc với nhau, thời gian cách nhau khoảng từ 2-4 tiếng tùy vào nhiệt độ môi trường.

Lưu ý đối với những chỗ như cổ ống xuyên sàn, hộp kĩ thuật nên sử dụng băng trương nở quấn quanh cổ ống, hộp kĩ thuật và sử dụng vữa đổ bù không co ngót

4 bình luận “ Bitum là gì? biện pháp thi công chống thấm bằng màng Bitum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *