Chống thấm mạch ngừng bê tông

I. Quy trình thi công chống thấm
Hiện nay trong việc thiết kế và thi công các công trình ngầm như sàn hầm, vách hầm, bể nước, hố thang máy không thể tránh được việc phải thi công mạch ngừng bê tông. Quá trình thi công hạng mục này hiện còn rất nhiều các nhà thầu chưa có biện pháp thi công cụ thể và đảm bảo để tránh việc sửa chữa chống thấm cho hạng mục này.
Trước tình hình thực tế như vậy công ty chúng tôi đã tham khảo cũng như đưa ra các biện pháp thi công cũng như chống thấm cụ thể dành cho hạng mục này để quý Doanh nghiệp có thể tiếp cận được các phương pháp cũng như vật liệu ứng dụng phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
II. Quá trình thi công chống thấm bao gồm các bước:
a. Thi công chống thấm mạch ngừng trước khi thi công
– Xem và kiểm tra bản vẽ thiết kế trước khi lựa chọn và biện pháp thi công
– Lựa chọn vật liệu phù hợp với tình loại mạch ngừng khác nhau.
– Thực hiện thi công tại công trình
Bước 1: Kiểm tra lại bản vẽ thiết kế
– Thường các công trình ngầm thì việc thiết kế đã có biện pháp thi công cụ thể nên chúng ta cần kiểm tra kỹ để thực hiện việc thi công theo thiết kế
Bước 2: Các loại vật liệu ứng dụng
– Các vật liệu thường dùng cho mạch ngừng bê tông chủ yếu được thiết kế hoạc tư vấn thiết kế hướng dẫn và chỉ rõ từng loại cụ thể như:
– Băng cản nước: Sản phẩm Sika Waterbars hoạc PVC Water Stop
– Băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ
Bước 3: Thi công
Thi công băng cản nước:
– Đặt Sika Waterbars hoạc băng cản nước ở chính giữa cấu kiện thép. Có thể sử dụng ván khuôn 2 phần (tách ra). Phương pháp này cho phép một nửa Sika Waterbars hoạc băng cản nước nhô ra ngoài trong khi nửa còn lại sẽ được đổ bê tông. Sika Waterbars hoạc băng cản nước sẽ được giữ chặt giữa các ván khuôn gắn vào cốt thép
– Trên Sika Waterbars hoạc băng cản nước có những lỗ nhỏ, các lỗ này sẽ định vị Sika Waterbars hoạc băng cản nước vào cốt thép bằng dây kim loại và nhờ đó đảm bảo Sika Waterbars hoạc băng cản nước không bị dịch chuyển trong quá trình bê tông .
– Đổ bê tông giai đoạn đầu Sika Waterbars hoạc băng cản nước chỉ thực hiện tính năng của mình khi cả hai mặt đều nằm sau trong bê tông. Phải dầm kỹ để tránh bê tông bị rổ tổ ong
– Độ sệt của bê tông không được quá dẻo hoặc quá cứng và cốt liệu có thành phần cỡ hạt thích hợp.
– Cẩn thận khi đổ bê tông tươi ở những nơi gần Sika Waterbars hoạc băng cản nước nếu không Sika Waterbars hoạc băng cản nước phải chịu áp lực của bê tông tươi chẳng hạn một đầu có thể bị gập lại, Để tránh tình trạng này áp lực bê tông ở hai bên Waterbar phải bằng nhau.
– Đổ bê tông giai đoạn hai cần cẩn thận khi tháo dỡ ván khuôn ở chung quanh Sika Waterbars hoạc băng cản nước. Phần cuối của Sika Waterbars hoạc băng cản nước phải được kiểm tra cẩn thận tránh không bị rổ tổ ong ở điểm dừng, nếu cần thiết phải sửa chữa. Phải làm sạch phần bê tông bị vương vãi trên Sika Waterbars hoạc băng cản nước từ đợt đổ bê tông đầu. Quy trình thi công tiếp theo thực hiện như ở giai đoạn đầu.
Hàn
– Dùng dao hàn để tiến hành việc hàn Sika Waterbars hoạc băng cản nước tại công trường. Đốt nóng cùng lúc hai mối hàn bằng hai mặt dao của dao hàn cho đến khi Sika Waterbars hoạc băng cản nước trở nên chảy đều. Lấy dao hàn ra và ngay lập tức ghép hai đầu mối hàn lại với nhau. Giữ chặt mối nối cho đến khi PVC bị đốt nóng chảy khi nãy nguội và rắn chắc lại.
– Kiểm tra xem mối nối có bị hở hoặc không hoàn hảo. Hàn lại nếu cần.
– Hư hỏng có thể xảy ra nếu vết cắt không bằng phẳng, không đủ độ nóng, bị bụi,…
Lưu ý về thi công/ Giới hạn
– Trước khi đổ bê tông cần xem xét cẩn thận các mối nối, chỗ uốn, sự khác biệt về cao độ,…
– Luôn luôn tuân thủ theo các chỉ dẫn ghi trên bao bì hay nhãn hiệu.
Thi công băng trương nở (Thanh thủy trương)
– Điều kiện của mặt bê tông thứ nhất. Bê tông thi công tại công trường có thể thi băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ lên trên bề mặt phẳng của lớp bê tông thứ nhất mà không cần các đường rãng mà phải đảm bảo được cố định ở chính giữa bề giày của bê tông bằng chất kết dính và đinh bê tông.
– Khi bề mặt bê tông lớp thứ nhất chưa phẳng nên dùng một miếng ván làm phẳng trước khi ninh kết hoặc làm phẳng mặt bằng chất kết dính như sikaflex 11FC.
– Bê tông đúc sẵn: làm sạch bụi bùn và dầu mỡ bằng bàn chải sắt trước khi kết nối băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ với sikaflex11FC. Nói chung không nên dùng đinh bê tông để định vị băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ
– Để đạt kết quả tốt nhất nên thi công băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ lên bề mặt phẳng đảm bảo độ dính tốt. Nên bao phủ bê tông ở cả hai mặt tối thiểu la 80mm
– Bất kì sự khác biệt trong mức cho phép này phải tùy thuộc vào cường độ bê tông và cốt thép được sử dụng
Trong các trường hợp như thế nào có thể giảm độ dày bao phủ 50mm
– băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ có thể thi công trực tiếp lên mặt phẳng hay đường dãnh bê tông được đục trước
Tạo đường rãnh
– Khi lắp ván khuôn cho lần đổ bê tông thứ nhất nên tạo một đường dãnh để đặt cho băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ bằng cách dàn xếp các thanh nẹp trên ván khuôn ở mặt bê tông
– Nếu không sử dụng ván khuôn cho mặt bên của khe đặt một thanh gỗ hoặc một thanh mốp nhựa poly-etylen/polystyren có cùng tiết diện như loại Băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ lên trên bề mặt bê tông thứ nhất và tạo rãnh để đặt băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ.
– Chiều dài của băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ có thể bằng cách nối đối đầu
– Vị trí tiết diện của Sika Hydrotite CJ có vài lỗ hổng nên các mối nối phải kết dính cẩn thận để tránh nước thâm nhập vào
– Để kết dính vào khe kết nối sử dụng sikaflex 11FC
Kết nối
– Làm sạch bụi, dầu nhớt .vv..khỏi bề mặt trước khi thi công. Thi công để chất kết dính lên bề mặt bê tông thứ nhất
– Dùng sikaflex11FC như là chất kết dính. Cho gói sikaflex11FC vào trong súng bơm sika. Cắt bỏ đầu gói sikaflex11FC gắn vòi bơm và thi công sikaflex11FC lên những nơi sẽ dán băng trương nở (thanh thủy trương): Hyper Stop DB 2015 hoạc Sika Hydrotite CJ trên sikaflex11FC vừa mới thi công
Trong một số trường hợp cần giữ nguyên áp lực nén trong suốt thời gian chờ Sikaflex 11FC khô cứng
b. Thi công xử lý chống thấm mạch ngừng sau khi thi công.
– Khảo sát hiện trạng rò rỉ nước để tìm ra nguyên nhân của các sự cố
– Thiết kế biện pháp thi công và đưa ra các vật liệu ứng dụng
– Thực hiện tại thi công trình
Bước 1: Xác định nguyên nhân thấm
Trong các công trình xây dựng như các bể chứa, hố thang máy, tầng hầm… Thường xuyên bị thấm thông qua mạch ngừng. Các nguyên nhân chủ yếu được xác định như sau:
– Chất lượng thi công tại khe co giãn và mạch dừng không tốt, không có băng cản nước PVC Waterstop hoạc thanh cao su trương nở tại các mạch dừng thi công
– Bề mặt bê tông bị rỗ
– Trước những sự cố xây dựng trên, chúng tôi đã tham khảo vật liệu cũng như phương pháp sửa chữa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về việc xử lý sự cố rò rỉ nước, thấm nước thông qua mạch ngừng bê tông hoạc khe co giãn nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bước 2: Các loại vật liệu ứng dụng
Chúng tôi thường sử dụng vật liệu và thiết bị từ một số nhà cung cấp sau:
– Thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương): Sika Hydrotite CJ, Hyper Stop DB 2015
– Vữa đỏ bù không co ngót: Sikagrout 214 -11
– Bê tông đông cứng nhanh: Sika 102, Koster Waterstop
– Máy bơm keo SL-500/AHP-500
– Kim bơm keo D-10/15/20
– PU UF-3000 (Hàn Quốc)
– PU SL668 / SL669 – AHP668 / AHP 669
Bước 3: Thi công
Phương pháp thi công mạch ngừng thông thường
Bước 1: Kiểm tra mức độ thấm của mạch ngừng
Bước 2: Đục rãnh tại đường thấm mạch ngừng sâu từ 3 – 5 cm. Với các điểm bê tông bọng rỗng thì đục sâu hơn. Với các điểm có nước rò rỉ thì thực hiện thi công phương pháp bơm keo áp lực cao để đẩy nước trước khi thi công chống thấm mạch ngừng.
Bước 4: Vệ sinh thật sạch rãnh đụng bằng máy phun nước áp lực cao, chổi hoạc máy thổi bụi cầm tay (Làm sao sạch nhất có thể)
Bước 5: Bao hòa nước bằng cách phun hoạc tưới nước vào rãnh những tránh để để đọng nước bên trong
Bước 6: Lắp thanh thủy trương vào bên trong rãnh và tiến hành đổ bù vữa grout để trám kín bề mặt rãnh
Bước 7: Bảo dưỡng như bảo dưỡng bê tông thường
Lưu ý các trường hợp cần thi công Bơm keo áp lực cao trướng khi thi công chống thấm mạch ngừng thì cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh bề mặt điểm bị rò rỉ.
Bước 2: Khoan lỗ tại điểm rò rỉ, đặt ống dẫn nước nằm làm giảm áp lực nước tại các vị trí rò rỉ khác (chỉ sử dụng cho các điểm rò rỉ mạnh).
Bước 3: Đặt valve 1 chiều vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi valve bám chặt vào bê tông.
Bước 4: Thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt của điểm thấm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong điểm rò rỉ.
Bước 5: Bơm keo PU UF 3000/ SL 668/SL 669 vào bên trong vết nứt bằng máy bơm áp lực cao SL-500/SL-600.
Bước 6: Vệ sinh: khi công việc bơm keo hoàn thành, sau 1 giờ có thể gỡ các valve 1 chiều ra, làm phẳng và vệ sinh sạch lại bề mặt của điểm rò rỉ.
III. Lưu ý chúng
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.

2 bình luận “ Chống thấm mạch ngừng bê tông

  1. In the second study comparing ZOLADEX with danazol 600 mg day, 62 of ZOLADEX treated and 51 of danazol treated patients had a greater than or equal to 50 reduction in the extent of endometrial lesions priligy dosage Not bad, considering the new chip has to power that higher res screen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *